Những xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam trong năm 2021

Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) đang tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để kết nối với khách hàng trong hành trình nhắm đến mục tiêu. Bên cạnh đó, để phục hồi từ biến động năm 2020 – sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch covid-19, bối cảnh thị trường bán lẻ đã thay đổi đáng kể với việc khách hàng hình thành thói quen mua sắm mới và tăng kỳ vọng với các thương hiệu, để tạo ra một chiến lược vừa có cơ sở vừa mang tính đổi mới sẽ kết hợp với lý luận vững chắc. Cùng với đó, Digital Marketing cũng thay đổi khá nhiều, với sự phát triển của các nền tảng ảo nhằm thay thế trải nghiệm mua hàng trực tiếp, tránh tụ tập đông người. Vì thế Marketer có kỹ năng là những người phải biết nhìn xa hơn nữa vào tương lai.

1. Video ngắn
Có thể thấy rằng, nhu cầu giải trí online ngày càng tăng cao. Những xu hướng nổi lên trong năm 2021 có chung một đặc điểm là video ngắn. Cụ thể, kênh giải trí TikTok hiện được bình chọn là nền tảng ưa thích nhất của Gen Z, Snapchat cập nhật những tính năng mới mang tính chiến lược và Facebook tung ra Instagram Reels để tham gia vào cạnh tranh trong thị trường này. Với sự gia tăng thời gian online trên mạng xã hội của tất cả các thế hệ, các CMO đã chuyển hướng ngân sách sang các kênh này, mạng xã hội chiếm gần 25% tổng ngân sách marketing, tăng 13% so với các năm trước.

Tiếp thị bằng tin trực quan (video) cũng sẽ là xu hướng mua sắm năm 2021 vì mua sắm online, mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục mang lại sự an tâm tin tưởng từ người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu có thể sẽ giới thiệu hình ảnh lớn hơn và tạo hình ảnh hoặc video 360 độ cho các sản phẩm bán chạy nhất. Việc đặt lại nội dung do người dùng tạo trên các trang sản phẩm vừa có thể tạo ra sự quan tâm vừa tạo ra một kết nối hữu hình đồng thời giúp giảm chi phí.

2. Shoppable (Các bài đăng cho phép mua sắm)
Có đến 72% các tài khoản Instagram đã từng mua ít nhất một sản phẩm trên ứng dụng này. Một con số ấn tượng hơn, theo khảo sát có hơn 4000 tài khoản Pinterest cho thấy có hơn 70% người sử dụng mạng xã hội này để tìm kiếm các sản phẩm mới. Cho dù doanh nghiệp của bạn có sử dụng bất kỳ các trang mạng xã hội nào cũng có rất nhiều cách để tạo ra những bài đăng cho phép mua sắm, giúp người tiêu dùng có thể mua sắm trực tiếp từ bài đăng chỉ với một thao tác click chuột. Ngoài ra, các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram hay Pinterest cho phép bạn tiếp cận nhanh chóng đến nhóm khách hàng mục tiêu dễ dàng, rút ngắn phễu bán hàng và giúp người tiêu dùng mua sản phẩm nhanh gọn. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp biết tận dụng xu hướng.

3. Ứng dụng công nghệ VR, AR trong Marketing


Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) mang lại định nghĩa mới cho trải nghiệm thương mại điện tử và trực tuyến bằng cách trình bày nội dung được cá nhân hóa, do đó làm tăng chuyển đổi thành cơ hội doanh thu. Ứng dụng này cho phép kết nối doanh nghiệp, sản phẩm gần hơn đến khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể được trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng nhằm tạo giá trị tin tưởng với người dùng.

Nhiều công ty lớn đã áp dụng thành công công nghệ AR có thể kể đến như: Pizza Hut với menu AR, Yakult với ứng dụng Sazare, thương hiệu nội thất nổi tiếng của Thụy Điển IKEA đã tạo App để khách hàng có thể thử đồ nội thất sẽ được trông như thế nào khi đặt trong chính ngôi nhà của họ,… Tất cả điều này cung cấp sự hỗ trợ mà khách hàng mong muốn trong khi xây dựng dữ liệu cho nhóm tiếp thị để xây dựng hồ sơ giao tiếp phù hợp hơn và trải nghiệm trò chuyện nâng cao.

4. Trí tuệ nhân tạo AI
Công nghệ AI là một cách để thu thập dữ liệu người tiêu dùng để nâng cao hành trình của người tiêu dùng, nhưng với việc thu thập dữ liệu thì trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư. Đảm bảo dữ liệu của người tiêu dùng được bảo vệ là một trong những cách quan trọng nhất để xây dựng lòng tin trong khi vẫn mang lại trải nghiệm chất lượng.
Trình quản lý thẻ của Google cho phép tùy chỉnh quảng cáo kỹ thuật số nhiều hơn và đảm bảo người dùng thực sự nhận được thông điệp phù hợp thông qua trải nghiệm trực tuyến của họ. Các chương trình email có thể giúp thu thập dữ liệu người tiêu dùng và mở rộng mối quan hệ sau khi mua hàng bằng cách yêu cầu đánh giá hoặc xếp hạng sản phẩm. Tất cả dữ liệu này sau đó giúp trong các biến động thị trường và thu được giá trị cao từ chi tiêu kỹ thuật số.

5. Tự động hóa Marketing


Với công nghệ Digital Marketing đang phát triển ngày càng tinh vi, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta sẽ chứng kiến tự động hóa marketing trở thành một xu hướng chủ đạo của ngành. Hành trình của khách hàng rất linh hoạt, với hàng chục nơi tiếp xúc trên nhiều thiết bị, nên việc có các phần mềm chuyên biệt để dự đoán kết quả và tính toán ROI chính xác là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, 67% các công ty chú trọng marketing đều đã tận dụng các công cụ tự động hóa marketing. Mặc dù phần mềm tự động hóa marketing đã tồn tại trong nhiều năm, các nhà phát triển vẫn thường xuyên phát hành các tính năng mới để phù hợp với xu hướng thời đại. Vào năm 2021, công nghệ này dự kiến sẽ phát triển hơn nữa, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hơn, tạo nội dung được cá nhân hóa và theo dõi kết quả.

6. Personalization (Cá nhân hóa)
Một nghiên cứu cho thấy mặc dù vấn đề về quyền riêng tư của người tiêu dùng đang được chú ý, 72% người mua sắm sẽ chỉ tham gia vào hoạt động marketing được cá nhân hóa. Người mua hàng thường hủy đăng ký các chiến dịch email marketing được gửi hàng loạt tới hòm thư của họ hàng tháng. Vào năm 2021, các nhà tiếp thị sẽ cần phải tùy chỉnh quy trình giao dịch, hỗ trợ khách hàng, trải nghiệm của khách hàng dựa trên sở thích, mối quan tâm và hành vi của họ. Một cách để tạo ra những thông điệp hấp dẫn gửi tới người đọc, được cá nhân hóa mà không cần thuê hàng tá người viết quảng cáo và thiết kế.

Persado là một ví dụ về một công ty quyết định sử dụng công nghệ máy học để thêm những yếu tố thú vị vào nội dung nhạt nhẽo. Với một nguồn dữ liệu bao gồm các sắc thái ngôn ngữ và tâm lý tình cảm đa dạng, phần mềm này sẽ đưa ra những thông điệp tốt nhất dựa trên thông tin mà doanh nghiệp bạn cũng cấp. Điều này cũng có thể mang lại các nội dung marketing thú vị được cá nhân hóa, không chung chung, đơn giản.
Theo Harvard Business Review, khi dùng đúng nội dung được cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả Marketing lên đến 15% và tiết kiệm được 30% ngân sách.

7. Mobile Marketing (Tiếp thị trên thiết bị di động)


Mobile Marketing là một trong những xu hướng hot nhất trong năm 2020 và không quá ngạc nhiên khi xu hướng này vẫn được sử dụng phổ biến đến nay. Hiện nay, có hơn 1,2 tỉ dân trên thế giới sử dụng thiết bị di động.
– Trung bình mỗi ngày một người có thể sử dụng đến 2,8 giờ thiết bị di động.
– Có đến 88% người dùng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp hoặc sản phẩm trên thiết bị di động truy cập trong 24h.
– 80% thời lượng của Social Media dành cho di động.
– 89% thói quen sử dụng di động thông qua các ứng dụng được tải về thiết bị.

Có thể thấy rằng, tầm quan trọng của tiếp thị trên thiết bị di động hiện nay. Việc sử dụng thiết bị di động để truy cập internet tại bất kỳ nơi đâu đã mang lại vô số những tiện ích dành cho người dùng và các kế hoạch tiếp cận sản phẩm đến người dùng của doanh nghiệp.

Kết luận
Trải qua một năm nhiều biến chuyển với sự thay đổi chưa từng có, Digital Marketing đã phát triển để phù hợp với thói quen và nhu cầu mới của các thương hiệu cũng như người tiêu dùng. Chúng ta có thể dự đoán rằng năm 2021 sẽ là năm Digital Marketing tiếp tục chuyển mình. Hầu hết các hành vi mà người tiêu dùng và thương hiệu sẽ áp dụng đều dựa trên các giá trị cốt lõi, tính xác thực và hiệu quả của các kênh kỹ thuật số. Hy vọng các xu hướng trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển có định hướng và nhanh chóng

Tài liệu tham khảo:
1. Admarket: https://admarket.vn/blog/cac-du-bao-va-xu-huong-digital-marketing-nam-2021-a373.html
2. https://www.way.com.vn/cac-xu-huong-digital-marketing-tai-viet-nam-trong-nam-2020.html